- Thận trọng khi sử dụng
- Không sử dụng thuốc trong khoang miệng, mắt, âm đạo để tránh kích ứng tại chỗ.
- Nếu có vấn đề về miễn dịch (suy giảm miễn dịch) cần phải báo cho bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt có kiểm soát, không nên bôi thuốc trên vùng da rộng, dùng thuốc dài ngày, bôi lên vết thương hở hoặc băng kín sau khi bôi vì làm tăng khả năng hấp thu toàn thân của thuốc.
- Ngừng điều trị nếu có dấu hiệu mẫn cảm hoặc kích ứng trong quá trình sử dụng thuốc, sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ phù hợp.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc đặc biệt khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn toàn thân nếu thuốc được hấp thu, như nguy cơ suy thượng thận.
- Có thể có mẫn cảm chéo giữa các aminoglycosid.
- Sử dụng kéo dài các kháng sinh tại chỗ có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Nếu xuất hiện bội nhiễm, cần ngừng thuốc, sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ phù hợp.
- Thai kỳ và cho con bú
- Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng thuốc này trong thời kì mang thai, nên chỉ dùng thuốc trong thời kì mang thai khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ tiềm ẩn đối với bào thai.
- Phụ nữ cho con bú: Chưa rõ việc dùng ngoài da Betamethason, Clotrimazol và Gentamicin có dẫn đến sự hấp thu toàn thân ở nồng độ đủ để có thể phát hiện trong sữa mẹ hay không. Cần cân nhắc việc sử dụng thuốc ở người mẹ đang cho con bú.
- Khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Không có ảnh hưởng của việc dùng thuốc đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.
- Tương tác thuốc
Chưa có ghi nhận tương tác thuốc khi dùng tại chỗ, tuy nhiên có thể xảy ra các tương tác khi thuốc hấp thu toàn thân:
- Betamethason: Tương tác với paracetamol (làm tăng độc tính trên gan); Thuốc chống trầm cảm ba vòng (xuất hiện nguy cơ rối loạn tâm thần do corticoid); Digitalis (có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim hoặc độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết); Estrogen (làm thay đổi dược động học của corticoid, dẫn đến tăng tác dụng và độc tính của corticoid); Các NSAIDs (tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa); Thuốc chống đông loại Coumarin (làm thay đổi tác dụng chống đông); Các thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin (do corticosteroid có thể làm tăng nồng độ đường huyết nên cần hiệu chỉnh liều); Phenobarbiton, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin (có thể làm tăng chuyển hóa của corticosteroid).
- Clotrimazol: tương tác với Tacrolimus (làm tăng nồng độ Tacrolimus trong huyết thanh).
- Gentamicin: tương tác với các kháng sinh cùng nhóm (làm tăng độc tính trên thính giác, thận); Ethacrynic, Furosemid (làm tăng độc tính trên thận).
- Những thuốc sau đây có thể sẽ làm giảm tác dụng của Gentamicin: magnesium, calcium, heparins, sulphacetamide, sulfafurazole, acetylcisteine, chloramphenicol, actinomycin D hoặc doxorubicin, clindamycin.
|